1. Tại sao cần phải vệ sinh đường ống công nghiệp?
Những mảng cáu cặn, rong rêu, vi sinh vật,… xuất hiện trong đường ống truyền nước, truyền hơi, truyền khí làm cản trở khả năng truyền nhiệt, ăn mòn đường ống, lãng phí năng lượng. Điều này ảnh hưởng trục tiếp tới khả năng sản xuất, tối ưu chi phí của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, vệ sinh đường ống công nghiệp là việc cần thiết phải làm khi doanh nghiệp sử dụng Tháp làm mát (Cooling Tower), lò hơi công nghiệp (Hệ thống Boiler).
- Lò hơi công nghiệp là hệ thống sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước, tùy theo cấu tạo của loại lò hơi mà nhiên liệu có thể là: rắn (như củi, than, gỗ...), lỏng (như dầu...), hoặc khí (như gas). Cấu tạo đơn giản nhất của lò hơi gồm có hai trống nước (bao nước), một ở phía trên, một ở phía dưới, có hai dàn ống, một dàn nằm trong buồng đốt để được đốt nóng tạo hỗn hợp hơi và nước sôi chuyển động lên trống trên (còn gọi là trống hơi), một dàn nằm phía ngoài vách lò đưa nước đã tách hơi đi xuống trống dưới (còn gọi là trống nước). (Nguồn: Wikipedia)
- Tháp giải nhiệt là thiết bị trao đổi nhiệt chuyên dụng, thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc ngược chiều, cho nước đi từ trên xuống và không khí đi từ dưới lên tiếp xúc trực tiếp với nhau để giải nhiệt độ của nước. Khi đó một phần nước sẽ bốc hơi ra ngoài không khí, làm giảm nhiệt độ của nước lưu thông trong tháp. Thiết bị được sử dụng trong nhiều nhà máy sản xuất, khu công nghiệp ...
2. Khi nào cần vệ sinh đường ống công nghiệp?
Hệ thống nước làm mát, là hệ thống vận chuyển nước có tác dụng trong việc giảm nhiệt cho hệ thống trao đổi nhiệt, hạ nhiệt độ, làm mát khí, hơi …
Trong hệ thống làm mát, nước mát từ bề chứa bơm đến thiết bị trao đổi nhiệt, tại đây diễn ra quá trình trao đổi nhiệt làm nhiệt độ của nước tăng lên thành nước nóng, rồi nước được đưa đến tháp giải nhiệt. Tại tháp giải nhiệt, nước sẽ giải phóng nhiệt vào không khí làm nhiệt độ giảm xuống thành nước mát, rồi được đưa trở lại bể chứa để tiếp tục một chu kỳ mới.
Trong quá trình vận chuyển nước, những vấn đề có thể xảy ra đối với hệ thống như:
-
Sự ăn mòn đường ống.
-
Cáu cặn
-
Sự lắng đọng bùn đất
-
Sự tăng trưởng rong rêu, các chất vi sinh
Do khả năng hòa tan nhiều chất nên trong quá trình di chuyển trong đường ống, nước sẽ hòa tan một phần vật chất, ăn mòn đường ống. Các chất này gây nên hiện tượng lắng đọng trong thành ống, gây nên hiện tượng ăn mòn điện hóa. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng trở lực đường ống, giảm hiệu quả truyền nhiệt, giảm tuổi thọ đặc biệt tăng áp suất làm việc dễ gây cháy nổ.
Sự hình thành cáu cặn trên bề mặt đường ống, cáu cặn hình thành khi nồng độ muối hòa tan trong nước làm mát vượt quá giới hạn hòa tan, và kết tủa trên các bề mặt tiếp xúc với nước. Cáu cặn trong hệ thống trao đổi nhiệt có thành phần chính là muối canxi cacbonat, muối này trở nên kém tan hơn khi nhiệt độ của nước tăng lên. Vì vậy tại các khu vực có nhiệt độ cao, như bề mặt truyền nhiệt của thiết bị thường sẽ bị cáu cặn nhiều hơn các khu vực khác. Ngoài ra, trong thành phần của cặn còn có thể xuất hiện các muối silicat, sulfat kết tủa. Sự hình thành cáu cặn trên bề mặt đường ống, thiết bị tiếp xúc với nước làm mát sẽ làm giảm bề mặt trao đổi nhiệt, làm tăng trở lực đường ống, giảm khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị.
Lắng đọng bùn là việc các tạp chất cơ học có thể lắng đọng trên bề mặt thiết bị, gây ra trong hệ thống nước làm mát. Sự lắng đọng này không phải do quá trình ăn mòn, hay vi sinh vật gây nên mà nó là bụi, bùn đất từ không khí hay nước cấp vào hệ thống.Tháp giải nhiệt giống như một thiết bị lọc khí, trong đó các bụi bẩn trong không khí sẽ đi vào nước tuần hoàn, thành các tạp chất cơ học lơ lửng. Ngoài ra, các tạp chất cơ học có thể theo nước cấp, nước bổ sung vào hệ thống, hoặc các vật liệu rắn rơi vào từ các vị trí rò rỉ.
Qua thời gian, các tạp này sẽ lắng đọng trên thành thiết bị, sẽ tạo thành một lớp cách nhiệt làm giảm hiệu quả truyền nhiệt, có thể gây tắc nghẽn đường ống, tăng tốc độ ăn mòn do hạn chế sự tiếp xúc của chất ức chế ăn mòn với đường ống thiết bị.
Sự tăng trưởng của vi sinh vật, rong rêu trong hệ thống nước làm mát tuần hoàn nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến sự hình thành một lớp ô nhiễm sinh học (màng sinh học) trên tất cả các bề mặt tiếp xúc với nước. Lớp màng này tác động đến hệ thống cũng tương tự như lớp lắng đọng hay cáu cặn. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất của vi sinh vật còn sinh ra các hợp chất sulfit gây ăn mòn nghiêm trọng cho thiết bị
3. Quy trình vệ sinh đường ống bằng hóa chất
Bước 1: Tìm hiểu, đánh giá loại nước sử dụng trong quá trình vận hành.
Trong bước này cần xác định được loại: nước sử dụng, cáu cặn loại nào, tốc độ hình thành cáu cặn,... Từ những kết quá đó rút ra được phương án xử lý cùng hóa chất sử dụng cho hệ.
Bước 2: Tẩy cáu cặn:
Tháo nước cũ lưu trong thiết bị, đường ống, đồng thời cấp nước pha hóa chất tấy cáu cặn SP-a200 vào nước sạch mới cấp vào đường ống và hệ thống. Cho dung dịch hóa chất chạy tuần hoàn trong hệ thống để đạt hiệu quả tẩy rửa cao nhất.
Bước 3: Trung hòa hóa chất.
Hóa chất tẩy cặn thường có tính axit do đó cần phải trung hòa môi trường nước sau khi tẩy cặn. Quá trình tẩy cặn kết thúc tiến hành xả đáy hóa chất tẩy đồng thời thay thế vào đó là dung dịch trung hòa.
Bước 4: Vận hành.
Sau khi trung hòa và làm sạch hệ thống đường ống, tiến hành vận hành hệ thống. Ta tiến hành bổ sung liên tục chất ức chế cáu cặn và ăn mòn vào nước tuần hoàn trong hệ thống nhằm giảm thiểu vấn đề cáu cặn và ăn mòn. Ngoài ra, với một thời gian định kỳ bổ sung thêm hóa chất diệt vi sinh vật và diệt rong rêu.
4. Những khó khăn nhất trong công tác tẩy rửa đường ống
4.1. Đường ống:
Đường ống cấp và hồi nước làm mát trong các nhà máy có đặc điểm chung là dài, lúc chạy trên cao, lúc chạy xuống thấp, thậm chí xuống dưới mặt đất và phân nhánh nhiều với dung tích chứa nước lớn. Vì vậy việc thu hồi hóa chất sau khi tẩy rửa rất khó khăn và thông thường là không thể thu hồi 100% hóa chất.
Lượng hóa chất còn tồn đọng trong đường ống càng lớn thì việc gây ăn mòn thiết bị và đường ống càng mạnh – Đây là một trong những nguyên nhân chính và rất lớn gây giảm tuổi thọ thiết bị và đường ống.
4.2. Bộ trao đổi nhiệt:
Bộ trao đổi nhiệt có cái lớn với dung tích chứa nước khoảng 800-1000 lít ( trong các nhà máy nhiệt điện), có cái nhỏ chỉ khoảng 1-2 lít ( Trong các máy CNC, máy nhựa…).
Đặc điểm các bộ trao đổi nhiệt là nhiều khe kẽ và nhiều khi nằm sâu bên trong bình dầu, vì vậy khi xảy ra ăn mòn sẽ gây tổn thất lớn về dầu và thiết bị.
Càng nhiều khe kẽ càng không thể thu hồi 100% hóa chất tẩy rửa ra khỏi thiết bị và đó cũng là một nguyên nhân gây giảm tuổi thọ của thiết bị.
4.3. Tháp giải nhiệt:
Các tấm nhựa của tháp giải nhiệt thường bám nhiều cặn can xi, rêu, bụi đất và nhiều loại cặn hữu cơ, vì vậy cần hóa chất có tính đa năng mới có khả năng tẩy rửa sạch.
Ngoài ra với số lượng lớn các tấm nhựa xếp khít vào nhau thì việc làm sạch hóa chất khỏi các tấm nhựa là cực kỳ khó khăn và không thể đảm bảo rửa sạch hoàn toàn 100% hóa chất khỏi các tấm nhựa. Vì vậy đây cũng là một nguồn đưa một lượng lớn hóa chất vào hệ thống nước chung gây ăn mòn thiết bị và đường ống.
4.4. Cuộn Coil.
Cuộn Coil có đặc điểm chung là bao gồm hai loại kim loại rất dễ bị ăn mòn là : đồng đỏ và các lá nhôm rất mỏng. Các lá nhôm được xẻ rất nhiều khe hở và chúng được xếp gần nhau với khe thoáng rất nhỏ.
Vì cấu tạo như trên nên việc rửa hết 100% hóa chất ra khỏi cuộn Coil là khó khăn ( kể cả dùng biện pháp xịt nước cao áp cũng không thể rửa sạch hoàn toàn hóa chất).
Do có hai loại kim loại dễ bị ăn mòn nên yêu cầu về hóa chất tẩy rửa không được ăn mòn nhôm và đồng. Các lá nhôm trên cuộn Coil được bảo vệ bởi một lớp ô xít nhôm rất mỏng và rất dễ bị phá hủy bởi các loại hóa chất. Khi lớp ô xít nhôm này một khi bị phá vỡ thì rất nhanh sau đó lá nhôm sẽ bị mọc lông ( bị ô xi hóa, dần sẽ bị mục và mủn ra).
Việc rửa không hết hóa chất ra khỏi cuộn Coil sẽ là nguyên nhân chính gây mục mủn các lá nhôm tản nhiệt. Với các lá tản nhiệt bằng đồng cũng sẽ bị tương tự khi không rửa sạch hóa chất.
5. Dịch vụ tẩy rửa đường ống Công nghiệp - Bình Minh
Bình Minh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất và dịch vụ tẩy rửa lò hơi, nồi hơi với sự tin tưởng của hơn 500 khách hàng là các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết, những sản phẩm do Bình Minh cung cấp không chỉ xử lý được vấn đề của bạn đang gặp phải mà còn vô cùng thân thiện với môi trường……..
Cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Trong đời sống ngày nay cáu cặn trong đường ống dẫn nước đang là một vấn đề xảy ra rất phổ biến trong đời sống và các hoạt động công nghiệp. Vậy cáu cặn là gì? Cách xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước cooling tower, hệ thống chiller làm mát, lò hơi công nghiệp sẽ được mô tả chi tiết trong bài viết.
Cáu cặn được hình thành từ đâu?
Để biết được cáu cặn hình thành như thế nào? Trước hết ta cần hiểu bản chất của nước cứng để có cái nhìn tổng quan về cáu cặn.
Nước cứng là loại nước chứa các thành phần khoáng chất cao như Ca2+ Mg2+ được hình thành khi tiếp xúc hoặc thấm qua các mỏ kim loại, đá vôi, phấn và thạch cao.
Lượng canxi và magiê hòa tan trong nước quyết định “độ cứng” của nó, được biểu thị bằng lượng canxi cacbonat tương đương tính theo phần triệu (mg/l). Không có quy chuẩn quốc tế trong phân loại nước cứng, ở VN quy chuẩn cho phép không vượt quá 300 mg/l trong nước sinh hoạt.
Trong quá trình cung cấp nước cho các thiết bị hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, thành phần Ca2+ Mg2+ trong nước phản ứng với CO32- tạo ra muối cacbonnat tích tụ và bám vào bề mặt đường ống dẫn nước.
CO2 + H2O ⇄ HCO3– + H+ ⇄ CO32- + 2H+
Mg2+ + CO32- → MgCO3 ↓
Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓
Ngoài ra nước có chứa sắt hòa tan Fe2+, dưới tác động của oxi không khí, Fe2+ sẽ bị oxi hóa thành Fe3+. Ban đầu ở dạng kết tủa xốp mềm, sau dần dần chuyển sang dạng tinh thể, bám chắc vào bề mặt trao đổi, làm cho vấn đề cáu cặn càng trở nên nghiêm trọng.
⇒ Cáu cặn chính là các muối cacbonat (CaCO3, MgCO3) được hình thành trong phản ứng nêu trên và các ion Fe3+ kết tủa. Theo thời gian các muối và sắt này bám vào bề mặt thành ống làm hạn chế lưu lượng dòng chảy và giảm khả năng trao đổi nhiệt, ăn mòn các đường ống trong hệ thống giải nhiệt, lò hơi công nghiệp…
(Nguồn wikipedia)
Phương pháp xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt hiệu quả nhất
Hiện nay có một số phương pháp xử lý cáu cặn phổ biến như tác động vật lý vào phần cáu cặn, sử dụng các thiết bị điện tử ngăn chặn sự bám dính. Các phương pháp này về bản chất đều không thể loại bỏ các ion khoáng chất có trong nước và ngăn sự hình thành muối cacbonat.
Để xử lý cáu cặn một cách hiệu quả nhất cần sử dụng các loại hóa chất tẩy cáu cặn, chống cáu cặn có khả năng loại bỏ các ion khoáng chất, đảm bảo an toàn cho các thiết bị công nghiệp.
Sau quy trình tẩy cáu cặn bằng hóa chất, lượng axit tồn dư trong lò hơi, hệ thống chiller làm mát, tháp giải nhiệt (cooling tower, taishin) sẽ làm ăn mòn đường ống. Các loại hóa chất có tính trung hòa axit, làm giảm độ PH trong nước giúp ngăn chặn sự ăn mòn, ức chế rong rêu và vi khuẩn phát triển.
Các vi sinh vật và rong rêu cũng là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng sự trao đổi nhiệt trong các tháp giải nhiệt, lồi hơi công nghiệp, hệ thống làm mát.
Quy trình xử lý cáu cặn hiệu quả và an toàn cho hệ thống
Quy trình tẩy cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt, tháp giải nhiệt cooling tower, hệ thống chiller làm mát gồm 3 bước:
Tẩy cáu cặn
Thực hiện pha trộn hóa chất tẩy cáu cặn vào nước tuần hoàn. Liều lượng tính theo tỉ lệ trong hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
Chạy tuần hoàn nước trong hệ thống khi đã châm hóa chất trong khoảng 3-4h và kiểm tra độ PH định kỳ cách nhau 1 tiếng kể từ khi chạy tuần hoàn nước.
Sau đó tiến hành xả đáy để loại bỏ các thành phần cáu cặn đã được xử lý.
Ức chế cáu cặn, ăn mòn
Sau khi quá trình xả đáy rửa sạch hoàn tất, lượng hóa chất tẩy cáu cặn có thể vẫn còn tồn dư, gây ăn mòn cho hệ thống đường ống. Ta cần sử dụng một loại hóa chất có khả năng ức chế ăn mòn (giảm độ PH trong nước).
Tiếp tục sử dụng hóa chất ức chế cáu cặn và ăn mòn, dùng bơm định lượng hoặc trực tiếp pha trộn vào nước tuần hoàn theo tỉ lệ.
Quy trình này yêu cầu hóa chất phải được tuần hoàn liên tục trong thời gian dài để ngăn chặn hình thành cáu cặn.
Tẩy vi sinh vật rong rêu
Đối với các hệ thống làm lạnh tuần hoàn hở như tháp giải nhiệt cooling tower, tashin, hệ thống chiller làm mát. Rong rêu và vi khuẩn thường xuất hiện trong quá trình vận hành hệ thống.
Hóa chất có tính axit nhẹ sẽ ngăn chặn sự phát triển của rong rêu và vi sinh vật.
Tổng Kho Hóa Chất Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn đọc 4 loại chế phẩm hóa chất sử dụng trong quy trình xử lý cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt, lò hơi công nghiệp và các hệ thống làm mát được sử dụng phổ biến hiện nay.
Hóa chất chống cáu cặn hệ thống giải nhiệt
>>> Quý khách hàng xem chi tiết sản phẩm hóa chất chống cáu cặn hệ thống giải nhiệt TẠI ĐÂY
Dịch vụ cung cấp giải pháp chống cáu cặn hệ thống giải nhiệt
Bình Minh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất và cung cấp giải pháp xử lý chống cáu cặn hệ thống tháp giải nhiệt và hệ thống giải nhiệt với sự tin tưởng của hơn 500 khách hàng là các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết, những sản phẩm do Bình Minh cung cấp không chỉ xử lý được vấn đề của bạn đang gặp phải mà còn vô cùng thân thiện với môi trường……..
Cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ LỌC NƯỚC BÌNH MINH
Địa chỉ: Số 7 Đinh Thị Thi, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Showroom & Nhà xưởng: 8 đường 9, KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP. HCM
Hotline: 0908.662.247
Email: cskh@bimicom.vn