1. Ăn mòn lò hơi là gì
Ăn mòn là phản ứng giữa vật liệu kim loại và môi trường gây nên sự phá hủy vật liệu hoặc chi tiết sớm hơn tuổi thọ thông thường của nó.
Quá trình ăn mòn trong nồi hơi chủ yếu là ăn mòn điện hoá. Đó là phản ứng giữa vật liệu kim loại với môi trường mà hậu quả là vật liệu hoặc cấu kiện bị phá huỷ.
Vùng mà kim loại bị ăn mòn và đi vào dung dịch dưới dạng cation kim loại (như ion Fe2+) gọi là anôt. Vùng mà môi trường xung quanh - hầu hết là nước- phản ứng với điện tử từ anôt chuyển đến gọi là catôt.
Sơ đồ điển hình của quá trình ăn mòn ôxy trên sắt/thép được đưa ra trên hình .
Tốc độ ăn mòn được đo bằng sự tổn hao trọng lượng tính theo mm/năm hoặc tổn hao trọng lượng trên một đơn vị diện tích bề mặt sau một thời gian nhất định – g/m2giờ g/m2ngày, g/m2năm.
2. Các dạng ăn mòn lò hơi
2.1. Ăn mòn điện hóa
Ăn mòn điện hóa xảy ra khi một kim loại hoặc một hợp kim có sự tương tác điện với một kim loại hay một hợp kim khác. Trong hệ thống lò hơi, xảy ra ăn mòn điện hóa là do có sự tiếp xúc giữa những kim loại khác nhau, tại những mối hàn do ứng suất hay do sử dụng những kim loại khác nhau. Gồm các nguyên nhân sau:
-
Do vết xướt trên bề mặt kim loại.
-
Ứng suất trên từng kim loại khác nhau.
-
Sự chênh lệch nhiệt độ.
-
Cặn có tính dẫn.
2.2. Ăn mòn kiềm
Ăn mòn kiềm xảy ra là do lớp hơi bao phủ cho phép muối tập trung trên bề mặt kim loại lò hơi hoặc do nước lò tích tụ cục bộ dưới lớp cặn lắng trên đường ống.
Hơi bao phủ là một lớp màng hơi hình thành giữa nước lò hơi và thành thiết bị, tại đó nước đủ duy trì quá trình trao đổi nhiệt. Khi bị quá nhiệt cục bộ, nước bốc hơi nhanh chóng, chỉ còn lại một lượng kiềm, gây ăn mòn cục bộ.
Ăn mòn kiềm xảy ra khi kiềm bị cô đặc và hòa tan lớp màng bảo vệ bề mặt kim loại. Do lớp màng này liên tục được phục hồi nên bề mặt kim loại dần bị ăn mòn.
2.3. Ăn mòn axit
pH nước cấp vào lò hơi thấp có thể là nguyên nhân ăn mòn chủ yếu dẫn đến axit tấn công bề mặt kim loại trong hệ thống lò hơi và tiền xử lí nó, hoặc do tạp chất trong hệ thống.
Nếu trong lớp cặn lò hơi có mặt kim loại hoặc đồng thì sẽ bị dung dịch FeCl3 hòtan ngay theo phản ứng sau:
2.4. Ăn giòn kiềm
Ăn mòn kiềm xảy ra phải có ba nguyên nhân sau:
-
Vật liệu lò hơi phải có một ứng suất lớn.
-
Cơ chế cô đặc nước lò phải tồn tại.
-
Nước lò hơi phải chứa sản phẩm có đặc tính ăn giòn (ví dụ như tính kiềm).
Đây là loại ăn giòn rất nguy hiểm, dưới tác dụng của kiềm gây nên ứng suất lớn tác dụng lên bề mặt kim loại hay giữa những tinh thể với nhau làm bẻ gãy chúng, tao ra những vết nứt rất nguy hiểm.
Khi vật liệu lò hơi bị ăn giòn, nếu quan sát bằng kính hiển vi chúng ta sẽ thấy những vết nứt lớn, hay ranh giới giữa những cấu trúc tinh thể. Vết nứt này không thâm nhập sâu vào chính những tinh thể mà phá vở liên kết giữa chúng làm cho vật liêu trở nên giòn hơn và dễ vở dưới tác dụng của ngoại lực.
3. Nguyên nhân gây ăn mòn lò hơi
Ăn mòn lò hơi thường xảy ra khi độ kiềm của nước lò hơi thấp hoặc khi kim loại tiếp xúc với nước có oxy, trong khi vận hành hoặc trong thời gian không tải. Các tạp chất khác như sắt, silica, đồng và dầu cũng có thể thường được tìm thấy trong các mẫu cặn lò hơi. Sự ăn mòn này thường bắt nguồn từ:
-
Nồng độ hóa chất bảo trì nâng độ pH quá thấp
-
Chất lượng nước trong lò không đạt tiêu chuẩn vận hành
-
Carbon dioxide nhiễm vào nguồn nước tạo thành axit yếu huỷ hoại các vật liệu kim loại trong lò
-
Thiếu hoá chất khử oxy
-
Cáu cặn do nhiễm bẩn nước khi ngưng tụ
-
Xả đáy không hợp lý
-
Các yếu tố cơ lý như: vận tốc của dòng chảy rối không ổn định, chênh lệch nhiệt độ, áp lực của kim loại trong nồi hơi và thời gian không sử dụng thiết bị quá lâu
Để tránh việc ăn mòn nồi hơi, gây hao tổn kinh phí của doanh nghiệp chủ đầu tư cần xử lý cáu cặn trong nồi hơi một cách triệt để và an toàn nhất.
4. Tác hại của ăn mòn lò hơi
Giảm hiệu suất truyền nhiệt, giảm hiệu suất hoạt động của nồi hơi.
- Tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào do phải xả đáy nhiều hơn dẫn đến thiếu hụt hơi
- Tăng chi phí điện, nước đầu vào đồng thời tăng chi phí nước thải, khí thải
- Dẫn đến hỏng nồi hơi --> ngừng sản xuất --> gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp khi mất thời gian sửa chữa, thay thế (ít nhất từ 7 đến 10 ngày)
- Tăng chi phí tẩy rửa nồi hơi
- Tăng chi phí hóa chất sử dụng
- Tạo mối nguy hiểm cho nồi hơi hoạt động
- Hậu quả xấu nhất là dẫn đến nổ nồi hơi gây thiệt hại lớn về người, tài sản và uy tín của doanh nghiệp.
5. Giải pháp dịch vụ của chúng tôi
Vấn đề đầu tiên đó là bạn phải làm như thế nào để xử lý cáu cặn lò hơi đã có sẵn. Và dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn 2 cách để tẩy cáu cặn lò hơi được dùng phổ biến nhất hiện nay:
5.1. Sử dụng hóa chất để xử lý cáu cặn lò hơi
Có thể nói, hóa chất là phương pháp xử lý cáu cặn lò hơi phổ biến nhất hiện nay. Tại vì hóa chất là chất lỏng và có thể hòa tan, chảy vào mọi ngóc ngách trong lò hơi đường ống mà các phương pháp khác không thể làm được.
Tuy nhiên, sử dụng hóa chất để xử lý cáu cặn lò hơi sẽ khá độc hại nên khi dùng hóa chất xử lý cáu cặn nồi hơi bạn cần có đầy đủ đồ bảo hộ nhé.
5.2. Dùng thiết bị khử cặn điện tử TWT
Đây là thiết bị sử dụng công nghệ tiên tiến trong việc chống bám cáu cặn, tẩy rửa cáu cặn, rong rêu trong đường ống lò hơi. Nó dựa trên phương pháp biến tần số sử dụng một cuộn dây cuốn quanh một đoạn ống của hệ thống nước.
Khi nước đi qua đoạn ống này, chúng sẽ bị ức chế làm mất khả năng bám dính vào thành thiết bị đồng thời làm tan các cặn cũ có trên bề mặt. Tuy nhiên, giá thành của thiết bị khá cao chỉ thích hợp cho các nhà máy lớn.
Cần biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ LỌC NƯỚC BÌNH MINH
Địa chỉ: Số 7 Đinh Thị Thi, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Showroom & Nhà xưởng: 8 đường 9, KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP. HCM
Hotline: 0908.662.247
Email: cskh@bimicom.vn