1. Tình hình rác thải hiện nay
Mùi tanh hôi bốc lên từ rác thải sinh hoạt khiến bạn khó chịu, không khí và môi trường đều “ám mùi rác thải” cực kỳ ô nhiễm.
Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới. Trung bình mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải được thải ra môi trường. Điều này, đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ ở môi trường mà còn là sức khỏe của người dân sống ở các khu vực gần đó. Đặc biệt, mùi hôi của rác thải là tác nhân thầm lặng gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Vấn đề xử lý rác thải đang là vấn đề gây đau đầu các nhà quản lý, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Trong đó, việc phát thải khí gas tại các bãi chôn lấp rác thải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Vì đây là loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả để xử lý rác thải nói chung và xử lý mùi hôi nói riêng.
2. Nguyên nhân gây ra mùi rác thải
Rác thải được chia thành 2 nhóm chính: nhóm vô cơ và nhóm hữu cơ. Trong đó, rác thải hữu cơ là loại rác thải dễ phân hủy. Còn nhóm rác thải vô cơ thì hoàn toàn ngược lại. Khi phân hủy dưới ánh nắng mặt trời và sự tác động của một số loài vi khuẩn sẽ tạo ra khí hydrogen sulfide (H2S). Đây là loại khí có mùi trứng thối. Nó ảnh hưởng rất mạnh đến hệ thần kinh của con người.
3. Tác hại của mùi rác thải
Tác hại của mùi hôi rác đến sức khỏe con người
Khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp hoặc sống trong môi trường có các khí độc như CO, NH3, CH4, H2S. Đường hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng được chia thành nhiều cấp độ. Cấp độ này được đo lường theo lượng thời gian tiếp xúc và mức độ chịu đựng của cơ thể trước mùi hôi thối. TS Nguyễn Ngọc Minh (giảng viên bộ môn tai – mũi – họng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cho biết việc ảnh hưởng thông thường được chia thành 3 mức độ.
Mức độ tối cấp
Khi hít mùi hôi thối trong thời gian ngắn nhưng có biểu hiện hoa mắt, đau đầu, nôn ói, khó thở, suyễn, suy hô hấp. Vấn đề này thường gặp ở những người dễ mẫn cảm như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người lần đầu tiên ngửi mùi hôi…
Mức độ cấp tính
Khi hít mùi hôi thối trong thời gian tương đối dài, gây viêm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới gây ho, khạc đờm nhớt, sổ mũi. Vấn đề này thường gặp ở những hộ dân buộc phải sống trong khu vực có không khí ô nhiễm.
Mức độ mãn tính
Khi hít mùi hôi thối trong thời gian dài, gây ra các bệnh mãn tính như xơ phổi, giãn phế quản, viêm phế quản, nám phổi, lao phổi, thậm chí bội nhiễm ápxe phổi. Vấn đề này thường gặp ở những công nhân vệ sinh cầu cống…
Ngoài ra, bãi rác còn là nơi lý tưởng để cho những sinh vật mang mầm bệnh nguy hiểm trú ngụ như: côn trùng, ruồi, chuột. Đây là những vật chủ trung gian không chỉ gây dịch bệnh cho con người mà còn cho gia súc. Một số căn bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi truyền bệnh, bệnh dịch hạch do chuột, bệnh sốt vàng da do ruồi,… Hơn thế nữa, trong những bãi rác, còn là nơi tồn tại và sinh sôi của những vi khuẩn có hại như: vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ, trứng giun đũa.
4. Giải pháp xử lý mùi rác thải
Ở những khu vực bị tác động bởi mùi hôi từ rác thải, chúng ta có thể xử lý bằng hình thức đóng cửa và sử dụng các sản phẩm khử mùi trong nhà. Hoặc trồng hàng cây để ngăn mùi ở các khu dân cư.
a. Giải pháp vi sinh khử mùi rác thải
Kiểm soát hầu hết tất cả các khí gây mùi sinh ra bởi quá trình phân hủy sinh học trong vòng 30 phút.
Chấm dứt các phản ứng sinh khí sinh học, kiểm soát mùi hôi và ăn mòn kim loại.
Tăng cường quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
Xua đuổi ruồi muỗi và hạn chế ấu trùng gây hại phát triển.
b. Việc khử mùi được dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh
Khử mùi trong không khí: Công thức độc quyền có chứa các thành phần có chức năng như các điểm tập trung phản ứng sinh mùi. Các thành phần này đóng vai trò là các tấm màng đa phân tử hấp phụ và liên kết chặt chẽ các phản ứng tạo mùi do đó ngăn cản và phân hủy mùi thoát ra.
Khử mùi từ nguồn sinh ra: Các vi sinh vật trong sản phẩm cũng tăng tốc quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất hữu cơ trong rác thải và nước thải làm giảm sinh ra các thành phần gây mùi như: NH3, H2S, Mercaptan…từ đó mùi hôi được xử lý triệt để.
5. Dịch vụ xử lý mùi rác thải
Bình Minh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất và dịch vụ xử lý mùi rác thải với sự tin tưởng của hơn 500 khách hàng là các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết, những sản phẩm do Bình Minh cung cấp không chỉ xử lý được vấn đề của bạn đang gặp phải mà còn vô cùng thân thiện với môi trường……..
Cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Trong đời sống ngày nay cáu cặn trong đường ống dẫn nước đang là một vấn đề xảy ra rất phổ biến trong đời sống và các hoạt động công nghiệp. Vậy cáu cặn là gì? Cách xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước cooling tower, hệ thống chiller làm mát, lò hơi công nghiệp sẽ được mô tả chi tiết trong bài viết.
Cáu cặn được hình thành từ đâu?
Để biết được cáu cặn hình thành như thế nào? Trước hết ta cần hiểu bản chất của nước cứng để có cái nhìn tổng quan về cáu cặn.
Nước cứng là loại nước chứa các thành phần khoáng chất cao như Ca2+ Mg2+ được hình thành khi tiếp xúc hoặc thấm qua các mỏ kim loại, đá vôi, phấn và thạch cao.
Lượng canxi và magiê hòa tan trong nước quyết định “độ cứng” của nó, được biểu thị bằng lượng canxi cacbonat tương đương tính theo phần triệu (mg/l). Không có quy chuẩn quốc tế trong phân loại nước cứng, ở VN quy chuẩn cho phép không vượt quá 300 mg/l trong nước sinh hoạt.
Trong quá trình cung cấp nước cho các thiết bị hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, thành phần Ca2+ Mg2+ trong nước phản ứng với CO32- tạo ra muối cacbonnat tích tụ và bám vào bề mặt đường ống dẫn nước.
CO2 + H2O ⇄ HCO3– + H+ ⇄ CO32- + 2H+
Mg2+ + CO32- → MgCO3 ↓
Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓
Ngoài ra nước có chứa sắt hòa tan Fe2+, dưới tác động của oxi không khí, Fe2+ sẽ bị oxi hóa thành Fe3+. Ban đầu ở dạng kết tủa xốp mềm, sau dần dần chuyển sang dạng tinh thể, bám chắc vào bề mặt trao đổi, làm cho vấn đề cáu cặn càng trở nên nghiêm trọng.
⇒ Cáu cặn chính là các muối cacbonat (CaCO3, MgCO3) được hình thành trong phản ứng nêu trên và các ion Fe3+ kết tủa. Theo thời gian các muối và sắt này bám vào bề mặt thành ống làm hạn chế lưu lượng dòng chảy và giảm khả năng trao đổi nhiệt, ăn mòn các đường ống trong hệ thống giải nhiệt, lò hơi công nghiệp…
(Nguồn wikipedia)
Phương pháp xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt hiệu quả nhất
Hiện nay có một số phương pháp xử lý cáu cặn phổ biến như tác động vật lý vào phần cáu cặn, sử dụng các thiết bị điện tử ngăn chặn sự bám dính. Các phương pháp này về bản chất đều không thể loại bỏ các ion khoáng chất có trong nước và ngăn sự hình thành muối cacbonat.
Để xử lý cáu cặn một cách hiệu quả nhất cần sử dụng các loại hóa chất tẩy cáu cặn, chống cáu cặn có khả năng loại bỏ các ion khoáng chất, đảm bảo an toàn cho các thiết bị công nghiệp.
Sau quy trình tẩy cáu cặn bằng hóa chất, lượng axit tồn dư trong lò hơi, hệ thống chiller làm mát, tháp giải nhiệt (cooling tower, taishin) sẽ làm ăn mòn đường ống. Các loại hóa chất có tính trung hòa axit, làm giảm độ PH trong nước giúp ngăn chặn sự ăn mòn, ức chế rong rêu và vi khuẩn phát triển.
Các vi sinh vật và rong rêu cũng là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng sự trao đổi nhiệt trong các tháp giải nhiệt, lồi hơi công nghiệp, hệ thống làm mát.
Quy trình xử lý cáu cặn hiệu quả và an toàn cho hệ thống
Quy trình tẩy cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt, tháp giải nhiệt cooling tower, hệ thống chiller làm mát gồm 3 bước:
Tẩy cáu cặn
Thực hiện pha trộn hóa chất tẩy cáu cặn vào nước tuần hoàn. Liều lượng tính theo tỉ lệ trong hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
Chạy tuần hoàn nước trong hệ thống khi đã châm hóa chất trong khoảng 3-4h và kiểm tra độ PH định kỳ cách nhau 1 tiếng kể từ khi chạy tuần hoàn nước.
Sau đó tiến hành xả đáy để loại bỏ các thành phần cáu cặn đã được xử lý.
Ức chế cáu cặn, ăn mòn
Sau khi quá trình xả đáy rửa sạch hoàn tất, lượng hóa chất tẩy cáu cặn có thể vẫn còn tồn dư, gây ăn mòn cho hệ thống đường ống. Ta cần sử dụng một loại hóa chất có khả năng ức chế ăn mòn (giảm độ PH trong nước).
Tiếp tục sử dụng hóa chất ức chế cáu cặn và ăn mòn, dùng bơm định lượng hoặc trực tiếp pha trộn vào nước tuần hoàn theo tỉ lệ.
Quy trình này yêu cầu hóa chất phải được tuần hoàn liên tục trong thời gian dài để ngăn chặn hình thành cáu cặn.
Tẩy vi sinh vật rong rêu
Đối với các hệ thống làm lạnh tuần hoàn hở như tháp giải nhiệt cooling tower, tashin, hệ thống chiller làm mát. Rong rêu và vi khuẩn thường xuất hiện trong quá trình vận hành hệ thống.
Hóa chất có tính axit nhẹ sẽ ngăn chặn sự phát triển của rong rêu và vi sinh vật.
Tổng Kho Hóa Chất Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn đọc 4 loại chế phẩm hóa chất sử dụng trong quy trình xử lý cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt, lò hơi công nghiệp và các hệ thống làm mát được sử dụng phổ biến hiện nay.
Hóa chất chống cáu cặn hệ thống giải nhiệt
>>> Quý khách hàng xem chi tiết sản phẩm hóa chất chống cáu cặn hệ thống giải nhiệt TẠI ĐÂY
Dịch vụ cung cấp giải pháp chống cáu cặn hệ thống giải nhiệt
Bình Minh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất và cung cấp giải pháp xử lý chống cáu cặn hệ thống tháp giải nhiệt và hệ thống giải nhiệt với sự tin tưởng của hơn 500 khách hàng là các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết, những sản phẩm do Bình Minh cung cấp không chỉ xử lý được vấn đề của bạn đang gặp phải mà còn vô cùng thân thiện với môi trường……..
Cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ LỌC NƯỚC BÌNH MINH
Địa chỉ: Số 7 Đinh Thị Thi, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Showroom & Nhà xưởng: 8 đường 9, KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP. HCM
Hotline: 0908.662.247
Email: cskh@bimicom.vn